Video Chân Giả Luận: 15 Quan Âm

2,634 views

 

 

15 – Quan Âm

Trong đạo Phật, có hai người được xưng là Quan Âm :

1. Quan Âm Diệu Thiện: nguyên là Quan Thế Âm hay là Quán Thế Âm, các đời trước có tục lệ kỵ húy, do tránh chữ “Thế” trong tên vua nhà Đường là Lý Thế Dân nên gọi là Quan Âm. Tranh tượng Quan Âm được trình bày dưới nhiều hình dạng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là hình dạng một Bồ Tát có nghìn tay, nghìn mắt. Tại Việt Nam và Trung Quốc, Quan Âm được diễn tả dưới hình dạng người phụ nữ. Theo truyền thuyết được truyền khẩu trong dân gian Việt Nam, Quan Âm Diệu Thiện là con gái thứ ba của vua nước Hưng Lâm thuộc Ấn Độ, tên Linh Ưu, niên hiệu Diệu Trang; vì từ chối việc kết hôn nên xuất gia đi tu ở Chùa Bạch Tước. Vua cha nổi giận liền đốt chùa; bà Quan Âm, tức là Diệu Thiện, ngồi chết ở trên hoa sen, tay cầm cành dương rưới nước. Người đời truyền tụng bà đã hóa thân thành Phật, có khả năng cứu khổ, cứu nạn.

2. Quan Âm Thị Kính: theo sự tích được truyền bá trong dân gian Việt Nam, đầu thai và tu hành được 9 kiếp, đến kiếp thứ 10 đầu thai vào làm con gái một gia đình họ Mãng, nước Cao Ly (hiện tại là Triều Tiên), được gả cho Thiện Sĩ, con gia đình họ Sùng. Vì bị hàm oan tội giết chồng nên phải trở về nhà cha mẹ, sau đó, bà cải nam trang, xuất gia đi tu, lấy pháp danh là Kỉnh Tâm. Vì dung mạo xinh đẹp nên bà bị Thị Mầu, con gái một trưởng giả giàu có trêu ghẹo. Không được đáp tình, Thị Mầu vu cáo cho bà là cha của con mình. Sau khi chết, bà mới được giải oan. Người đời cũng xưng tụng bà là Quan Thế Âm Bồ Tát.

Phụ nữ thường nhẹ dạ, cả tin nên tin rằng bà Quan Âm có phép cứu khổ, cứu nạn. Nhà chùa đúc tượng, xưng là Quan Âm Bồ Tát để mọi người cúng bái, cầu tài, cầu phước. Hậu quả là nhiều người mê tín, tin theo không suy xét thật giả; người hiếm muộn thì cầu khẩn Quan Âm bồng con, người đau khổ hoạn nạn thì cầu Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay. Đáng buồn thay! Chỉ duy nhất một Đấng có đủ quyền phép cứu khổ, cứu nạn, đó là Chúa của trời, đất, muôn vật; sao không tìm cầu Ngài, mà lại đi cầu khẩn Quan Âm vốn là người “hữu danh vô thực,” chỉ là một truyền thuyết mê hoặc người nhẹ dạ?