Những Bí Ẩn Đàng Sau Hiện Tượng “Đức Mẹ Maria Hiện Ra” – Phần 2

3,405 views

Đặng Vũ Thanh Nguyên

Bấm vào đây để download bài viết này

Những Bí Ẩn Đàng Sau Hiện Tượng “Đức Mẹ Maria Hiện Ra”
Tại Lourdes, La Salette và Fatima

Chương I:
Hiện Tượng Lourdes

Bernadette Soubirous
Hình ảnh trích từ sách: Vie de Bernadette (Cuộc Đời của Bernadette)
Tác giả René Laurentin. Nhà xuất bản Desclée de Brouwer. Năm 1979

Francois Soubirous và Louise, song thân của Bernadette Soubirous

“Hỡi dân thoát nạn của các nước, hãy nhóm lại và đến, thảy cùng nhau lại gần! Những kẻ khiêng gổ của tượng chạm mình, cầu nguyện với thần không cứu được, thật là đồ vô thức.” (Ê-sai 40:22)

“Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như mấy người kia tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn.” (II Phi-e-rơ 3:9)

Hiện tượng

Bernadette Soubirous (1844-1879), là một cô bé nông dân, cô nói đã nhìn thấy Đức Trinh Nữ Maria 18 lần, trong một hang động ở Lourdes, Pháp.

Thứ năm ngày 11 Tháng 02 năm 1858. Cùng với Marie cô em gái mình (1846-1892), được gọi là Toinette và một người bạn tên Jeanne Abadie, trong khi đi nhặt củi đi dọc theo bờ sông Gave de Pau. Do sức khỏe kém nên Bernadette Soubirous đã ngồi nghỉ để nhìn bạn và em gái đi qua bên kia bờ sông tiếp tục nhặt củi. Bất ngờ Bernadette cảm nhận một luồng gió lạnh, cô nhìn về phía hang động gần đó, cô kể lại hiện tượng mà cô đã thấy như sau: “Tôi thoáng thấy một phụ nữ mặc áo trắng, một chiếc váy trắng, một tấm màn phủ đầu cũng màu trắng, dây thắt lưng màu xanh, một đoá hoa hồng màu vàng trên mỗi chân.” Người phụ nữ đó mời Bernadette cầu nguyện. Sau đó, ra hiệu cho Bernadette tiếp cận. Nhưng cô không dám. Người nữ bèn biến mất.

Chủ nhật 14 tháng 02 năm 1858. Mặc dù bị cha mẹ cấm nhưng Bernadette vẫn trở lại hang động. Lần này, người “Phụ nữ mặc áo trắng” đã rẫy nước “thánh,” đọc kinh, gật đầu, mỉm cười với Bernadette rồi biến mất.

Điều lý thú là tất cả những lần người “Phụ nữ mặc áo trắng” xuất hiện, bà ta chỉ xuất hiện cho riêng Bernadette. Nếu có ai đi cùng thì tất cả những người đó đều không thấy gì! và họ chỉ nghe Bernadette nói với họ rằng người “Phụ nữ mặc áo trắng” không muốn xuất hiện cho mọi người vì bà chỉ muốn xuất hiện với riêng một mình cô mà thôi. Thí dụ:

Thứ ba ngày 23 tháng 02 năm 1858. Một trăm năm mươi người đã theo Bernadette đến hang động, nơi “Phụ nữ mặc áo trắng” đã nhiều lần hiện ra; nhưng họ được nghe Bernadette nói với họ là “Phụ nữ mặc áo trắng” chỉ hiện hình riêng cho mình cô!

Thứ năm ngày 25 tháng 02 năm 1858. Ba trăm người dân đã có mặt ở nơi mà Bernadette đã thấy “Phụ nữ mặc áo trắng” xuất hiện; nhưng… không ai thấy gì! Mà chỉ nghe Bernadette nói “Phụ nữ mặc áo trắng” đang ở trước mặt cô và đang nói chuyện với cô!

Theo lời kể của Bernadette Soubirous thì người “Phụ nữ mặc áo trắng” đã xuất hiện với cô tổng cộng 18 lần! và đặc biệt chỉ xuất hiện cho riêng một mình cô! Nếu có người đi chung thì người “Phụ nữ mặc áo trắng” sẽ… ẩn mặt và nói chuyện với cô nhưng cũng chỉ với riêng cô mà thôi! Vì thế những người đi chung với Bernadette đều chỉ nghe “lời phán” của người “Phụ nữ mặc áo trắng” qua môi miệng của Bernadette.

Công luận

Trước khi nhận định về Hiện Tượng Lourdes, chúng ta hãy đọc những nhận xét của các phóng viên, nhà báo, bác sĩ, linh mục, giáo viên, xã hội học về Bernadette Soubirous, người đã “thấy” Đức Mẹ giáng trần tại Lourdes.

Jean Hellé, Miracle (Phép lạ), xuất bản năm 1953:Cư dân ở Lourdes thời bấy giờ đều có cùng nhận xét: Bernadette Soubirous là một người kém thông minh, khờ dại! Nếu có ai nói rằng Bernadette Soubirous là khờ dại thì đó chỉ là những nhận xét rất tế nhị vì thực tế “…cô ấy hoàn toàn không hiểu những gì chúng tôi đã cố gắng giảng dạy, giải thích cho cô về các đoạn của Sách Giáo Lý Công Giáo!…” đó là lời nhận xét từ các tu sĩ của Tu Viện Nevers. Họ khẳng định Bernadette Soubirous là một người “Hoàn toàn thiếu trí thông minh…”

Tất cả cư dân ở Lourdes đều cho rằng Bernadette là loại người “không đáng kể,” “khiếm nhã,” có đầu óc “không phát triển.” Cô đã không bao giờ học tiếng Pháp và là nỗi tuyệt vọng của các giáo viên. Chính bản thân cô đã từng kêu lên: “Tôi ngu ngốc! Đúng! Tôi là kẻ ngu ngốc!”

Rõ ràng hiện tượng “Đức Mẹ giáng thế” của Bernadette Soubirous đã là nguồn gốc để thiết lập một cuộc hành hương thương mại hóa đức tin…

Andrew Coronis:Ai Cập thời Pha-ra-ôn cũng có các đền thờ của Isis và Serapis (tiếng Grec là Iset được tôn sùng như nữ thần của sự che chở, cứu nạn, còn được gọi là nữ thần mẹ. Serapis gốc tiếng Grec từ Api là bò mộng và Oser (Osirí) là Thần Bò hay Đức Chúa Trời của người Grec) được dành độc quyền để chữa bệnh bằng phép mầu kỳ diệu. Các khu bảo tồn của Memphis, Canopus, Alexandria, Busyris hoặc Abydos cũng đóng góp cho sự thịnh vượng trong kinh doanh buôn thần, bán thánh.

Nếu đấy thật là một phép lạ không có nghi ngờ gì nữa và nếu sẽ có hàng triệu bệnh nhân trong các bệnh viện trên toàn thế giới cùng kéo nhau đến đó để xin chữa lành bệnh, liệu (lòng tin và ước ao được chữa lành của họ) có là đòi hỏi quá đáng nơi Đức Mẹ không?

J.K. Huysmans, Les Foules de Lourdes (Các Đám Đông của Lourdes):Lourdes… là một bản chất của sự kinh dị đã làm khô cạn những niềm vui lớn lao, nó là tất cả những sự đau khổ, hài hước và thô bạo. Không có nơi nào lòng mộ đạo bị lợi dụng trầm trọng như vậy; không có nơi nào, đạo thờ sự xấu xí của quỷ đã trở nên mãnh liệt và vô liêm sỉ như vậy. Thật vậy, những người có lương tri chỉ còn một sự lựa chọn duy nhất là rời bỏ địa danh này và đừng bao giờ quay trở về….

Tổng Giám Mục Fontenelle: Hãy cho tôi một nửa tá những người mà tôi có thể thuyết phục họ rằng không phải là mặt trời làm nên ban ngày, và tôi sẽ không phải thất vọng là sau đó sẽ có rất nhiều quốc gia sẽ đồng quan điểm này. Một ý tưởng thật vô lý nhưng nếu ta duy trì nó trong một thời gian, rồi rỉ tai từ người này sang người khác. Sau một thời gian, nó sẽ trở thành cũ kỹ đủ để biến thành một điển tích, và do đó tự nó sẽ biến thành sự thật…”

Combat (báo Chiến đấu), ngày 07 tháng 7 năm 1963:Giám Mục Donald Campbell, tổng giám mục của Glasgow (Scotland) đến Lourdes để chữa bệnh nhưng ông lại chết tại đây!

Louis Roguelin, L’Église Chrétienne Primitive et le Catholicisme (Giáo Hội Cơ-Đốc Nhân Nguyên Thuỷ và Công Giáo), xuất bản năm 1927:Có ai trong chúng ta đã không từng nghe nói về Santa Casa, là nơi mà người ta cho rằng đó là căn nhà của “Đức Trinh Nữ Maria!” Đã được các thực thiên thần của Nazareth mang lên trời cao ngay giữa đường phố của Ancona (thành phố cách Rô-ma 210km và nằm ở phía đông-bắc của Rô-ma)? Câu chuyện Santa Casa sau này đã trở thành chủ đề đặc biệt trong kinh cầu nguyện của linh mục Công giáo!

Nhà phê bình Công Giáo tự do, Julien Narfon:Để tỏ lòng tôn kính “Đức Trinh Nữ Maria” thánh thiện chúng ta cần phải tin rằng nhà của bà đã được đưa lên không trung bởi những thiên thần … Có cần phải tin rằng Đức Mẹ hiện ra với một mục tử mười bốn tuổi để mặc khải với cô ta về tội ác của các linh mục mà tiếng kêu gào đòi trả thù đã vang lên đến nước Trời chăng?

Henri Fesquet, Le Catholicisme (Công giáo), Paris năm 1962:Khi có người biện hộ dám viết: “Sự kỳ diệu siêu nhiên của Lourdes không còn thuyết phục được bất cứ ai…Người ta chưa bao giờ thấy kẻ chết được sống lại ở Lourdes… “

Sir John Helle:Một câu hỏi rất tự nhiên nảy sinh trong tâm trí: Tại sao khi Bernadette Soubirous bị bệnh lao, “Đức Mẹ” trong hang đá đã không chữa bệnh cho cô?

Tiến Sĩ JV Duhig,  20 tháng 2 năm 1969:Năm ngoái (1968) tôi đã viết một bài về sự lừa dối của Lourdes, nơi mà tôi cho rằng nước “kỳ diệu” chỉ là nước đến từ Gave de Pau, con sông chảy qua thành phố, và Giáo Hội Công Giáo thừa nhận và coi đó như là nước Thánh! Vậy có phải chăng con sông đó cũng là sông Thánh? … “

Guy Casaril, Illusions, le Messie Récalcitrant (Ảo tưởng, Chúa Ương Ngạnh),  nhà xuất bản J’ai lu phát hành năm 1977:Trong thực tế Lourdes trông giống như một ma thuật, sự tống tiền trắng trợn có tổ chức nằm trong tay của một Giáo Hội La Mã tham lam tiền bạc và quyền lực. Nước từ Lourdes, thập tự giá từ Lourdes … Tất cả mọi thứ sản xuất tại Lourdes đều được gắn nhãn hiệu “phép mầu kỳ diệu.” Lourdes đã trở thành siêu thị của Giáo Hội… Công ty “thương mại đức tin” này là kết hợp của các nhà máy để sản xuất và duy trì mê tín dị đoan.

Cross, (báo “Thập tự giá”),  xuất bản ngày 06 tháng tư năm 1967: Trong cuộc hành hương tới Lourdes, có 2.300 người mù của nước Pháp đến để xin chữa trị… Nhưng không có lấy một trường hợp chữa lành nào được ghi nhận!

Jean Guitton, Hàn Lâm Viện Sĩ Pháp, La Vierge Marie (Trinh nữ Maria), xuất bản năm 1957:Chúng tôi không thể chấp nhận những huyền thoại cho rằng các tông đồ đã chứng kiến cái chết của “Đức Mẹ Maria.” Họ cũng có thể đã tìm thấy ngôi mộ của bà trống rỗng, họ cũng đã thấy thi thể của bà được bốc lên trời cao bởi các thiên thần… cho đến thế kỷ thứ sáu, ai ai cũng biết rằng không hề có lăng mộ của bà Maria… vậy sự kiện nào có thể biện minh cho sự quy thiên của bà Maria?

Erasmus, Eloge de la Folie (Lời Khen của Chứng Điên Rồ):Thay vì chữa đầu này, trị đầu kia với kết quả không có gì là chắc chắn cho lắm. Tại sao “Đức Mẹ Đồng Trinh” không hủy diệt một lần cho xong tất cả các tệ nạn khủng khiếp mà nhân loại đang hứng chịu, như sự đau đớn, dịch bệnh, ung thư, bệnh phong, bại liệt, vv… ? Đó mới thực sự là phép lạ, có tính thuyết phục hơn so với các cuộc “hiện hình” vá đầu này, đắp đầu kia vội vã kiểu ấp cứu tế…

Tôi thật sự đã hiểu mỗi bữa ăn thuộc linh của chúng tôi đều giống như bột mì có pha chút thuốc trừ sâu DDT bởi những người thích nói dối, thích nghe nói dối và những câu chuyện quái dị của cái gọi là những phép lạ …

Các chi tiết càng được đưa ra nhiều bao nhiêu lại càng đáng nghi ngờ bấy nhiêu! Thực tế là, những câu chuyện huyễn hoặc đó sẽ rất thích thú khi được nghe kể trong những buổi nhàn cư vì nó sẽ cù lỗ tai ta một cách sảng khoái…

Những câu chuyện này, không phải chỉ có mục tiêu duy nhất là để lường gạt thuộc linh mà nó còn sản xuất một số lợi nhuận rất lớn cho Giáo hội, các linh mục và các truyền đạo viên.

Giám Mục Laurant Volken, Sách Tôn Giáo, xuất bản năm 1961:Các giám mục ở Tarbes đã phán xét trong bài viết đầu tiên trên báo Mandement là sự xuất hiện của Đức Mẹ ở Lourdes hội đủ tất cả các đặc điểm của sự thật, và tất cả các tín hữu đều phải tin…

Bác Sĩ Jean-Louis Sherden:Một sự tuyệt vời của cái gọi là phép lạ là sự hồi phục hoàn toàn của một người đàn ông bị trật cột sống đó là kết quả của phép lạ sau khi ông ngâm trong nước. Thế nhưng sau khi điều tra trong hồ sơ bệnh lý, bí mật đã bị phơi bày, người đàn ông đó thật ra là bị bệnh… bướu đường!

Felix Michaud, chính trị gia người Pháp: Lourdes. Không có một tín hữu nào sẽ ngây thơ đến mức độ tìm kiếm sự can thiệp của thần thánh cho họ tái phát triển của một chân hay một tay bị cắt đứt. Một phép lạ loại này chắc chắn sẽ gây tiếng vang rất lớn… thế nhưng cho đến nay hiện tượng đó vẫn chưa được tìm thấy.

Nhận xét

Thật ra đối với những người có chút trình độ hiểu biết thì các cuộc “xuất hiện” của “Đức Trinh Nữ Maria” thật ra không hiếm chút nào. Từ khi tôi bắt đầu theo dõi, truy cứu hiện tượng. Tôi tình cờ tìm được bài báo Công Giáo là tờ La Croix (Thập tự giá) số ra ngày 15 tháng 4 năm 1952, thì chỉ trong khoảng thời gian 19 năm (1931 đến 1950) “Mẹ Đồng Trinh Maria” đã xuất hiện 24 lần! 24 lần thống kê được, chưa kể những lần xuất hiện không được báo chí, dư luận bàn đến như hiện tượng “Nữ Đồng Trinh Maria” xuất hiện ở Đà nẵng, Bà rịa, Phan thiết.

Sau đại chiến thứ hai là thời điểm vàng son của tự do báo chí và tự do ngôn luận. Quyền lực của báo chí lúc bấy giờ đã được coi như quyền lực thứ tư sau hành pháp, lập pháp, tư pháp. Chỉ trong vòng 10 năm từ năm 1945 đến 1955, cũng đã có nhiều loạt bài nói về sự hiện hình của “Mẹ Đồng Trinh Maria.” Tuy nhiên, sự “giáng trần” của “Đức Mẹ Maria” một khi đã được báo chí tự do không nằm trong ảnh hưởng của Vatican loan tin đều bị kết thúc bởi sự châm biếm! Họ cho rằng trong các trường hợp “hiện hình” của “Đức Mẹ Maria” hầu hết đều hiện ra cho các cô gái, các trẻ nhỏ thiếu học, thiếu văn hoá, thiếu giáo dục! (Xin hãy xem nhận xét về Bernadette Soubirous của các tu sĩ của Tu Viện Nevers, trên đây). Đa số sự xuất hiện được tờ báo Thập Tự Giá công bố đều ở những vùng hoang vu, những thị trấn, làng mạc hẻo lánh ở Âu Châu! Một thí dụ là thị trấn Lourdes năm 1793 có 2628 dân cư. Năm 1856, hai năm trước khi “Đức Mẹ hiện hình” chỉ có vỏn vẹn 4282 cư dân! Ngày nay dân số của thị trấn này cũng chỉ vỏn vẹn 15669! Ðặc biệt là cho đến ngày hôm nay, với tất cả tài liệu tham khảo tôi không tìm được một sự kiện “giáng trần” nào của bà Maria ở Nga, Ba Lan, Đức! Nếu quí vị cho rằng đó là các nước cộng sản, độc tài thì tôi cũng có thể đưa ra thí dụ khác như Anh quốc, Mỹ, Canada đều là những quốc gia rất mộ đạo vậy mà “Đức Mẹ Maria” đã không xuất hiện cho họ “chiêm ngưỡng!”  Ở Á Châu, ngoại trừ Việt Nam, Philippines, các quốc gia Đại Hàn, Nhật bản, Ấn độ cũng không thấy có hiện tượng “Mẹ giáng lâm.” Ngay cả, Phi châu còn rất nhiều nước chậm tiến, kém văn minh cũng không có một bài báo nào từ năm 1945 đến nay đả động gì đến “Đức Mẹ!” Nhà xã hội học Louis Morgan trong bài phỏng vấn của đài truyền hình Pháp TF1 có nói một câu rất khôi hài “…Tôi nghĩ là ở các nước nghèo khó hoặc các quốc gia không có đức tin nơi Chúa Jésus như các quốc gia Hồi giáo, Phật giáo, họ mới cần đến Đức Mẹ hơn bất kỳ một ai! Vậy mà “Đức Mẹ” đã không đến với họ! Vậy có phải chăng “Đức Mẹ” rất kỳ thị tôn giáo và kỳ thị chủng tộc?…”

Mở rộng các nhận xét

Trong số 24 sự xuất hiện được công bố và kiểm tra, 14 vụ bị từ chối bởi các cơ quan giáo phận, giáo hội. 8 vụ vẫn còn đang học tập, và chỉ có 2 vụ ở Bỉ, được công nhận là có chất lượng tốt. Tờ báo Thập Tự Giá đã nhận định về điều này: “Đây là một đặc điểm biểu hiện sự thận trọng và tầm nhìn xa của Giáo hội. Vì thế Giáo hội cần thời gian mười một năm để kiểm tra hiện tượng Beauraing (một thị xã của Bỉ nằm gần biên giới Bỉ-Pháp với dân số 8278 người), mười sáu năm kiểm tra hiện tượng Banneux (là một làng nhỏ của Bỉ). Trích báo La Croix, số ra ngày 15 tháng tư năm 1952.

Chú thích:

– Banneux:  từ ngày 15 tháng 02 đến ngày 02 tháng 03 năm 1933 “Đức Mẹ” đã xuất hiện với một cô bé gái tên Mariette Beco sinh ngày 25 tháng 03 năm 1921 (12 tuổi).

– Beauraing: chiều, tối ngày 29 tháng 11 năm 1932, ba đứa trẻ Fernande 15 tuổi, Albert 11 tuổi, em gái của Fernande là Gilberte 13 tuổi trên đường đi tìm những người bạn ở khu nhà nội trú của Công giáo là Andrée Degeimbre 14 tuổi, Gilberte 9 tuổi đã được chứng kiến “một người nữ tuyệt đẹp giống như bức tượng của “Đức Mẹ Maria” hiện ra dưới hào quang sáng rực rỡ.”

Cho mãi đến ngày hôm nay, không hề có một tài liệu nào đề cập đến những quyết định của giới chức có thẩm quyền của Giáo hội để giải thích vì sao Giáo hội đã phải cần thời gian 11 năm cho Beauraing, 16 năm cho Banneux quả là những khoảng thời gian rất dài so với hiện tượng Lourdes chỉ cần 2 năm, La Salette 5 năm, Fatima 1 năm! Để giải thích lý do đó, tờ báo Thập Tự Giá đã nhận định như sau: “Chúng ta chỉ có thể hoan nghênh quyết định đúng đắn của Giáo Hội trước sự kiện Beauraing và Banneux. Giáo hội đã điều tra rất tỉ mỉ mọi chi tiết liên quan đến sự xuất hiện của “Đức Mẹ” một cách rất khoa học, thận trọng.” Trích báo La Croix, số ra ngày 15 tháng hai năm 1951.

Sự thật như thế nào? Dưới đây là lời giải thích của Giáo Sư Tiến Sỹ Lhermitte trong cuốn sách Le Problème des Miracles (Các Vấn Đề của Phép Lạ), nhà xuất bản Gallimard, năm 1956:

– Ngay sau khi các đứa trẻ tuyên bố: “một người nữ tuyệt đẹp giống như bức tượng của “Đức Mẹ Maria” hiện ra dưới hào quang sáng rực rỡ” đã được hai chuyên gia, một người là bác sỹ chuyên môn thần kinh (neurologie), một người là tín đồ Công Giáo rất ngoan đạo đã được mời đến để thẩm tra các đứa trẻ. Cả hai chuyên gia đều cam kết trước cuốn Kinh Thánh sẽ làm việc một cách chí công, vô tư. Có thể chính do kết luận của họ mà Giáo hội đã phải chần chừ một thời gian rất dài như vậy chăng?

– Thật vậy, hai chuyên gia đã nhận xét như sau về hiện tượng “một người nữ tuyệt đẹp giống như bức tượng của “Đức Mẹ Maria” hiện ra dưới hào quang sáng rực rỡ:”

“… Hào quang huyền bí bao quanh người nữ chính là sự phản chiếu của tượng “Đức Mẹ Maria” trong hang đá gần đấy khi các đứa trẻ mở cánh cửa của nhà nội trú cộng thêm ánh sáng của đèn xe hơi đi ngang qua…”

Để kết thúc bản báo cáo của mình, vị tín đồ phụ trách việc điều tra vụ việc ở Beauraing đã ghi những hàng chữ sau ngay dưới chữ ký của ông và vị bác sĩ thần kinh học: “Ô, nếu thực sự là Đức Mẹ Đồng Trinh đã đến giữa chúng ta!”

Nhưng có một điều mà Giáo Sư Lhermitte cả quyết là do nhận định quá nghiêm khắc của nhà thần học lừng danh thời bấy giờ là ông Janssens đã khiến cho Giáo hội Vatican chùn bước trước sự kiện Beauraing. Ông Janssens nói: “Hiện tượng Beauraing hoàn toàn không có tính siêu nhiên, cần phải xét lại…” Trích trong tạp chí Les Etudes Carmélitaines, năm 1933.

Miền đất được ban phước?

Do đó, rõ ràng rằng để Giáo Hội phát biểu về bất kỳ vấn đề gì, họ cũng phải cố gắng tìm đầy đủ chứng cớ, thậm chí cố tìm ra tính siêu nhiên của hiện tượng để không bị dư luận bắt bẻ. Hãy xem bài viết trên báo Libération (Giải Phóng) của Pháp, số ra ngày 16 tháng 04 năm 1961: “Từ khi bước vào thập niên thứ ba của thế kỷ hai mươi, Vatican không còn cơ hội để thao túng đức tin nữa vì khoa học, báo chí đã bắt đầu nhập cuộc. Họ nhập cuộc với hành trang khoa học và đức tin trong sáng và Cơ Đốc nhân không còn bị xỏ mũi dễ dàng với giáo lý Công Giáo khi mà Kinh Thánh đã bắt đầu tràn lan với số lượng in ấn càng lúc càng nhiều, tài liệu về đức tin càng lúc càng phong phú.”

Trong các quốc gia thuộc vùng Địa Trung Hải, đặc biệt là tại Ý, quê hương của nhân vật phim ảnh Don Camillo, “Nữ Đồng Trinh Maria” đứng đầu danh sách của đức tin Công Giáo. Tượng của bà được dựng lên khắp mọi nơi có thể dựng được! Thậm chí trong các mùa bầu cử, các ứng cử viên phải diễn tuồng đức tin trước tượng “Đức Mẹ Đồng Trinh.” Họ ca ngợi, thờ kính “Đức Mẹ Đồng Trinh” còn linh đình hơn cả những buổi lễ cầu nguyện dâng lên Đức Chúa Trời, Đức Chúa Cứu Thế Jésus.

Khi sự cố Lourdes xảy ra, ở Ý người ta đồn với nhau rằng nước Thánh ở Lourdes chính là nước mắt của “Đức Mẹ Đồng Trinh!” Câu nói truyền khẩu ở Âu châu trước đại chiến thứ hai là:“Máu của Đức Chúa Cứu Thế Jésus cứu rỗi ta khỏi tội lỗi. Nước mắt của Đức Mẹ Đồng Trinh chữa ta lành mọi thứ dịch bệnh, đau đớn, và đem lại an ủi!”

Ngoài 24 sự xuất hiện của “Đức Mẹ Đồng Trinh” còn có hàng trăm vụ lạ lùng khác như “Đức Mẹ” nháy mắt, “Đức Mẹ” khóc, “Đức Mẹ” cười, “Đức Mẹ” buồn, v.v…

Giám Mục Cristiani viết những dòng sau đây trong cuốn Actualité de Satan (Tin tức của Sa-tan – Nhà xuất bản Centurion năm 1954): Trên những mảnh đất đầy phưóc hạnh này, người dân và các nhà tu hành được sống trong hạnh phúc diệu kỳ. Điều này cho chúng ta thấy rằng chúng ta là dân tộc được lựa chọn của Đức Chúa Cha và của Đức Mẹ Maria…”

Tiểu thuyết gia và cũng là nhà soạn kịch Giuseppe Patroni Griffi (1921-2005),  nói: “Tôi sẽ khuyên các nhà sản xuất phim hãy đến tuyển mộ kịch sĩ, diễn viên ở Lourdes, Fatima, Englancourt (nơi người ta đồn rằng tượng Đức Mẹ nháy mắt) tôi tin chắc họ sẽ không thất vọng.”

Đặng Vũ Thanh Nguyên

Phụ Lục

Bản thống kê dân số thị trấn Lourdes từ năm 1973 đến năm 2007

Nguồn INSEE

(L’Institut national de la statistique et des études économiques
Viện Thống kê và Nghiên cứu kinh tế Quốc gia)

1793

1800

1806

1821

1831

1836

1841

1846

1851

2 628

2 741

3 061

3 393

3 818

3 742

4 146

4 205

4 434

 

1856

1861

1866

1872

1876

1881

1886

1891

1896

4 282

4 310

4 620

4 714

5 741

5 864

6 517

6 976

7 758

 

1901

1906

1911

1921

1926

1931

1936

1946

1954

8 708

8 364

8 805

8 736

9 082

10 651

11 529

13 974

15 829

 

1962

1968

1975

1982

1990

1999

2006

2007

16 023

17 939

17 870

17 425

16 300

15 203

15 265

15 669