Chữ Hán, Ngôn Ngữ của Thiên Chúa

9,039 views
Nguyên Tác: “Chinese, Language of God” của WBS
Mã Thiên Ân Chuyển Ngữ và Diễn Giải
Bấm vào nối mạng dưới đây để tải xuống bài viết này:
http://www.mediafire.com/view/?o8rw9ry5dl26g6l
Lời Người Dịch:Trước khi đọc tài liệu này, bạn nào máy tính có phần mềm hiển thị chữ Hán (Chinese Display Software) thì tốt, nếu không có thì bạn nên cài đặt trước khi đọc tài liệu này. Nếu không có phần mềm hiển thị thì những chữ Hán mà tôi viết ở đây chỉ hiện ra như một mớ lộn xộn, không ra hình thù gì cả. Trong bản phóng dịch này, tôi bổ túc thêm nhiều chữ Hán còn thiếu trong nguyên văn và phiên âm tất cả chữ Hán từ tiếng Trung Quốc sang âm Hán-Việt, để cho các bạn người Việt nào không biết tiếng Hoa dễ đọc. Cám ơn các bạn đã đọc tài liệu này.
Tiếng TrungHoa là một ngôn ngữ cổ nhất trên thế giới. Hầu hết mọi ngườiđều có những câu hỏi về đức tin. Thiên Chúa có thật không? Thánh Kinh có thật không? Loài người từ đâu mà đến? Thánh Kinh nói gì? Có thật không? Bạn tìm những câu trả lời đó ở đâu? Trong lịch sử có một chỗ để cho bạn nghiên cứu. Có những lời giải thích hấp dẫn nằm trong một nền văn hóa đã tồn tại hàng ngàn năm trước khi Thánh Kinh ra đời. Tiếng Trung Hoa là một ngôn ngữ cổ nhất và đang thịnh hành trên thế giới. Hơn một tỷ ba người đang nói tiếng Trung Quốc, khoảng 1/4 dân số thế giới. Dân tộc Trung Hoa, đã sáng chế ra chữ Hán, là loại chữ tượng hình (dựa theo hình ảnh của sự vật để đặt chữ), biết được câu trả lời mà bạn đang tìm kiếm. Giữa những chữ Hán cổ và những câu chuyện trong Thánh Kinh có phù hợp với nhau không là do bạn tự quyết định, sau khi bạn đọc bản dịch này.

Chữ Hán có phải là ngôn ngữ của Thiên Chúa không? Đây là một loại văn tự cổ nhất và vẫn đang được tiếp tục viết trên thế giới. Văn tự này đã được viết cách đây hơn 4500 năm rồi. Những nhà sáng chế ra lối chữ viết bằng những hình ảnh thô sơ để diễn tả lời nói hay ý tưởng của họ. Những hình ảnh thô sơ được kết hợp với nhau để tạo nên những tư tưởng phức tạp. Mỗi một chữ Hán không những diển tả ý nghĩa mà nó còn chứa đựng lịch sử ở trong đó nữa. Mỗi một chữ kể lại cho bạn nghe một câu chuyện đã xảy ra. Dân tộc Trung Hoa cũng là một dân tộc trong số các dân tộc ra từ biến cố tháp Ba-bên (Sáng Thế Ký 11).
Vào thời kỳ văn hóa cổ Trung Quốc, người anh cả là người phát biểu trong gia đình. Đó là lý do tại sao chữ Huynh 兄 chỉ người anh cả có hình ảnh nói chuyện. Chữ Huynh兄gồm chữ Khẩu口(miệng) + Nhân儿 (người) = Huynh 兄 (anh cả). Chữ này hàm ý là người儿biết nói chuyện 口nên người ấy nói thay mặt cho gia đình, kể lại những câu chuyện đã xảy ra trong quá khứ.
Trong lịch sử, thông thường người ta hay chế ra chữ viết để ghi nhớ về sau.
Thiên Chúa của người Trung Hoa
Trước khi Phật Thích Ca ra đời, người Trung Quốc đã biết thờ phượng Thiên Chúa tối cao có một không hai, được mô tả trong Thánh Kinh Cựu Ước. Bằng chứng này được thể hiện trong quá trình như sau:
  • 2500 TCN (Trước Công Nguyên), chữ Hán ra đời.
  • 1400 TCN, Ngũ Kinh Môi-se được viết ra.
  • 600 TCN, Phật Thích Ca ra đời.
  • 30 Chúa Giêxu chịu chết.
  • Ngày nay.
Shang Di 上帝 (Thượng Đế [1]) là danh xưng chỉ Thiên Chúa của người Trung Quốc trước khi Phật Thích Ca ra đời. Ngài là Thiên Chúa Tối Cao đã sáng tạo vũ trụ và vạn vật. Người ta dâng cho Ngài của tế lễ bằng thú vật. Chữ Thần 神 lúc đó chỉ về Thiên Chúa có một không hai. Chữ này lúc đó chỉ riêng về một Đấng Sáng Tạo chứ không chỉ thần nào khác.
Sử ký Tư Mã Thiên 司馬天 năm 136-86 BC quyển 28, sách 6, trang 624, có viết: “Thượng Đế giả, Thiên chi biệt danh giả, Thần vô nhị Chủ 上帝者,天之别名这。神無二主“, có nghĩa là Thượng Đế là tên khác của Thiên (Trời), là một Chúa có một không có hai. Như vậy người Trung Hoa từ xa xưa đã biết thờ Đấng Sáng Tạo mà họ gọi là Shang Di 上帝có một không hai, đây chính là Ya-vê Thiên Chúa 天主 hay Giê-hô-va Đức Chúa Trời có một không hai trong Thánh Kinh Cựu Ước.
Vào triều đại nhà Minh 明朝 bên Trung Quốc cũng có một bài thơ cổ viết theo lối cổ văn Trung Quốc gọi là văn ngôn, một lối văn giản ước thời xưa, viết rất ngắn gọn mà nghĩa thâm sâu rất phù hợp với sách Sáng Thế Ký chương 1 như sau:
Vào thuở xa xưa ban đầu có tình trạng hổn độn, không có hình thể và tối tăm. Ngũ hành chưa được xoay chuyển, và hai vì ánh sáng (mặt trời và mặt trăng) chưa chiếu rọi, chúng cũng không có hình thể hay âm thanh. Chính Ngài là Đấng tối cao đến trong quyền năng chí cao của Ngài, và trước tiên Ngài phân rẽ sự không sạch và trong sạch (vẩn đục và trong sáng). Ngài dựng nên trời và đất; Ngài dựng nên loài người. Mọi vật trở nên sống động và có khả năng sanh sản.”
Nguyên văn chữ Hán:
于昔洪流之初兮,混蒙;五行未運兮,两曜未明;其中挺立兮,有無容聲,神皇出御兮,始判濁清;立天立地兮,群物生生.
Bây giờ chúng ta hãy so sánh với Sáng Thế Ký chương 1:
Ban đầu, Thiên Chúa sáng tạo các tầng trời và đất. Vả, đất là vô hình và trống không, sự mờ tối ở trên mặt vực; Thần của Thiên Chúa vận hành trên mặt nước. Thiên Chúa phán rằng: Phải có sự sáng; thì có sự sáng. Thiên Chúa thấy sự sáng là tốt lành, bèn phân sáng ra cùng tối… Thiên Chúa lại phán rằng: Nước phải sanh các sanh linh cho nhiều, và các loài chim phải bay trên mặt đất trong khoảng không trên trời… Thiên Chúa lại phán rằng: Đất phải sanh các sanh linh tùy theo loại, tức súc vật, côn trùng, và thú rừng, đều tùy theo loại; thì có như vậy… Thiên Chúa sáng tạo loài người như hình Ngài; Ngài sáng tạo loài người giống như hình Thiên Chúa; Ngài sáng tạo người nam cùng người nữ. Thiên Chúa ban phước cho loài người và phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất; hãy làm cho đất phục tùng, hãy quản trị loài cá dưới biển, loài chim trên trời cùng các vật sống hành động trên mặt đất.” (Sáng Thế Ký 1:1-4, 20, 24, 27-28. Thánh Kinh Việt Ngữ Bản Hiệu Đính 2012 [2]).
Các bạn có thấy phù hợp với Thánh Kinh không? Há tác giả đã chẳng được Chúa soi dẫn để viết lên những lời lẽ trên trước khi Thánh Kinh ra đời sao? Ôi! Thật là phù hợp! Ha-lê-lu-gia! Ngợi khen Chúa! Điều này có thật cũng đủ chứng minh Thánh Kinh không phải là chuyện hoang đường. Cảm tạ Chúa.
Trong ba triều đại của Trung Quốc là Hạ 夏 (Xia), Thương 商 (Shang) và Châu 周 (Zhou) người Trung Hoa đều tôn thờ Thiên Chúa qua danh hiệu Shang Di 上帝 (Thượng Đế).
Đạo Phật được truyền sang Trung Quốc vào năm 50. Rồi sau, các nhà truyền giáo Cơ-đốc ngoại quốc đến Trung Quốc lại làm chứng về Thiên Chúa trong Thánh Kinh lần nữa.
Nhiều người ở Trung Quốc cho rằng Thánh Kinh là một quyển sách của tây phương. Họ cho sách này là do người tây phương viết ra, và họ nghĩ rằng đây là sách tiếng Anh. Nhưng Thánh Kinh không viết bằng tiếng Anh, mà nó lại được viết bằng tiếng Hê-bơ-rơ của người Do-thái và tiếng Hy-lạp. Những tác giả đầu tiên của Thánh Kinh đến từ Ai-cập và Ba-by-lôn (nay là I-rắc).
Năm cuốn sách đầu tiên của Thánh Kinh cũng gọi là Ngũ Kinh Môi-se được viết vào năm 1400 trước công nguyên. Tác giả là một vị hoàng tử, con nuôi của vua Ai-cập (đúng ra là con nuôi của công chúa Ai-cập).
Ngũ Kinh Môi-se nhấn mạnh về nguồn gốc đầu tiên của dân tộc Israel, 11 chương đầu trong sách thứ nhất, Sáng Thế Ký, nói về nguồn gốc của các dân tộc đều như nhau. Người Trung Hoa ngày xưa có biết gì về lịch sử này như ghi chép trong Thánh Kinh không? Chắc là không, vì lúc đó Thánh Kinh chưa ra đời. Bây giờ chúng ta hãy xem xét những câu chuyện Thánh Kinh qua văn tự cổ truyền của Trung Quốc nhé. Rồi từ những bằng chứng đó, chính bạn có thể xác định sự liên quan và phù hợp hay có sự sắp đặt trước?
Nguyên Nhân Các Dân Tộc Bị Phân Tán và Ngôn Ngữ Bị Xáo Trộn
Thánh Kinh chép rằng:
1 Vả, cả thiên hạ đều có một giọng nói và một thứ tiếng.
2 Nhưng khi ở đông phương dời đi, người ta gặp một đồng bằng trong xứ Si-nê-a, rồi ở tại đó.
3 Người nầy nói với người kia rằng: Hè! chúng ta hãy làm gạch và hầm trong lửa. Lúc đó, gạch thế cho đá, còn chai thế cho hồ.
4 Lại nói rằng: Nào! chúng ta hãy xây một cái thành và dựng lên một cái tháp, chót cao đến tận trời; chúng ta hãy lo làm cho rạng danh, e khi phải tản lạc khắp trên mặt đất.
5 Đức Giê-hô-va bèn ngự xuống đặng xem cái thành và tháp của con cái loài người xây nên.
6 Đức Giê-hô-va phán rằng: Nầy, chỉ có một thứ dân, cùng đồng một thứ tiếng; và kia kìa công việc chúng nó đương khởi làm; bây giờ chẳng còn chi ngăn chúng nó làm các điều đã quyết định được.
7 Thôi! chúng ta, hãy xuống, làm lộn xộn tiếng nói của chúng nó, cho họ nghe không được tiếng nói của người nầy với người kia.
8 Rồi, từ đó Đức Giê-hô-va làm cho loài người tản ra khắp trên mặt đất, và họ thôi công việc xây cất thành.
9 Bởi cớ đó đặt tên thành là Ba-bên, vì nơi đó Đức Giê-hô-va làm lộn xộn tiếng nói của cả thế gian, và từ đây Ngài làm cho loài người tản ra khắp trên mặt đất.”(Sáng Thế Ký 11:1-9)
Xin quý bạn chú ý những điểm chính sau đây:
  • Các dân tộc và ngôn ngữ được chia ra cách đây khoảng 5000 năm.
  • Sự phân tán loài người khắp mặt đất được khoảng 500 năm trước khi văn tự cổ nhất, là chữ Hán, ra đời.
  • Ngôn ngữ của loài người được chia ra thành nhiều thứ tiếng.
  • Loài người bị phân tán khắp trên mặt đất.
  • Vị trí của tháp Ba-bên ở Ba-by-lôn, ngày nay là I-rắc (xem trên bản đồ).
Nếu Thánh Kinh là có thật, thì tất cả mọi dân tộc di cư từ Ba-by-lôn, đi đến nhiều chỗ khác nhau trên mặt đất để định cư. Về mặt địa dư, Ba-by-lôn ở phía tây của Trung Quốc. Người Trung Hoa đã đi từ tây sang đông, đến vùng đất ngày nay là Trung Quốc để định cư.
Trước khi loài người bị Thiên Chúa phân tán khắp mặt đất thì họ có chung một ngôn ngữ. Chữ Hợp 合 là liên kết, hợp lại làm một. Hợp 合gồm chữ Nhân人 (người) và Nhất 一(một)+ Khẩu 口(miệng, ngôn ngữ). Chữ này hàm ý mọi người 人cùng chung một tiếng nói 一口hợp lại với nhau 合, xây tháp Ba-bên 塔
Chữ Tháp 塔 (tháp Ba-bên) gồm chữ Thảo 艹 (cỏ) + Thổ 土 (đất) + Hợp 合(hợp lại). Chữ Tháp hàm ý mọi người 人 cùng một tiếng nói 合 hợp lại, lấy đất 土 và cỏ 艹trộn làm gạch mà xây tháp Ba-bên 塔.
Chữ Loạn乱 (lộn xộn) gồm chữ Thiệt 舌 (lưỡi, ngôn ngữ) và móc câu bên phải chữ Thiệt 乱chỉ chân bên phải cùng đi về một hướng. Chữ Loạn 乱 hàm ý khi ngôn ngữ loài người bị xáo trộn 乱 cả một đám bị phát tán đi chung với nhau về một hướng.
Phân tán 分散 là chia tản nát ra khắp nơi. Chữ Phân 分 (chia) gồm chữ Bát 八(tám)và chữ Đao 刀 (dao) hợp lại thành Phân分. Bát 八 là tám thế hệ ở tháp Ba-bên, và họ bị phân chia ra 刀. Chữ Tán 散 (tan ra, rời rã) gồm 共 (mọi người, tổng số) + Nhục肉 (thịt) giản thể nằm dưới chữ Cộng 共 + chữ Phốc đứng bên phải 散 là đi theo. Chữ này hàm ý mọi loài 共xác thịt 肉 bị phân tán đi theo nhau. Hai chữ Phân Tán 分散 hợp lại là tám thế hệ 八bị phân rẽ 分và các loài xác thịt 肉đi theo nhau 散.
Chữ Thiên 遷 có nghĩa là đi từ chỗ này đến chỗ khác ở. Chữ Thiên 遷 (qian)gồm các chữ kết hợp lại mà thành như sau: Tây 西 (hướng tây) + Đại 大(lớn)+ Tư巳(phân tán)+ Tẩu 走 (đi, được giản thể nằm ở bên trái chữ Thiên 遷). Tất cả hợp làm thành chữ Thiên 遷 (di cư). Chữ Thiên遷 hàm ý phần lớn số người (Hoa) bị phân tán 大巳từ tháp Ba-bên đi di tản 走từ hướng tây 西tới Trung Quốc định cư.
Bạn có thấy phù hợp với Thánh Kinh không? Có thể.
Trở lại chương đầu của sách Sáng Thế Ký. Thiên Chúa nói, Ngài dựng nên một người đàn ông bằng bụi đất, và hà sinh khí vào lỗ mũi ông, khiến ông trở nên một loài có sự sống (Sáng Thế Ký 2:7).
Chữ Cáo 告 (nói chuyện) gồm có các thành phần như sau hợp lại thành: Thổ 土 (đất)+ Khẩu 口 (miệng) + Phiệt 丿(sự sống) = Cáo 告 (nói). Chữ Cáo hàm ý Chúa tạo ra một người bằng đất có sự sống 丿và có miệng 口để nói chuyện.
Bây giờ chúng ta xem đến chữ Tạo 造 nghĩa là dựng nên, làm ra. Chữ Tạo 造 gồm có chữ Tẩu 走 (đi, cử động) được giản dị hóa nằm bên trái chữ Tạo造+ chữ Cáo 告 (nói ) mà thành ra Tạo 造 (dựng nên, làm ra). Chữ này hàm ý Chúa dựng nên vạn vật bằng lời phán của Ngài 告thì loài người và mọi vật có sự sống, biết cử động走. Ôi! Thật là kỳ diệu! Ha-lê-lu-gia!
Từ ngữ “hơi thở” hay “miệng (khẩu 口) tượng trưng cho người, như các bạn thường nghe nói “nhân khẩu 人口” nghĩa là tổng số người.
Ai biết chữ Hán thì thật là thú vị, vì trong chữ Tạo 造 (dựng nên) bạn có thể hình dung ra một người bằng bụi đất 土có sự sống 丿của Chúa nên biết nói 口và biết đi 走.
Theo ngôn ngữ Trung Hoa, có thể cách đây 4500 năm con người đầu tiên được Chúa dựng nên bằng bụi đất.
Bây giờ chúng ta xem xét đến chữ Tiên 先 có nghĩa là đầu tỉên, trước hết. Bao gồm: Phiệt 丿(sự sống) + Thổ 土 (đất) + Nhân 儿 (người). Chữ này hàm ý người 儿đầu tiên bằng đất 土có sự sống丿.
Thuở ban đầu Thiên Chúa và loài người có mối tương giao thân mật . Mối tương giao này đưa đến hạnh phúc thật.
Chữ Phúc 福 nghĩa là hạnh phúc, vui sướng, được phước, thịnh vượng. Trong những dịp Tết cổ truyền Trung Quốc (Chinese New Year) mà người Việt chúng ta cũng ăn mừng Tết này, thì có đầy chữ Phúc 福ở khắp mọi nơi, ý chỉ phước lành Chúa ban trong năm mới. Chữ Phúc bao gồm chữ Thần 神 (Thiên Chúa) được giản thể hóa nằm bên trái chữ Phúc 福, cộng với chữ Nhất 一 (một) + Khẩu 口(miệng, mạo từ đếm người như “nhất khẩu一口”là một người)+ Điền 田 (vườn) = Phúc 福phước hạnh.
Chữ Phúc 福hàm ý, nếu một người 一口cùng ở trong vườn địa đàng 田với Thiên Chúa 神thì thật là phước hạnh福. Thật là diệu kỳ, phải không các bạn? Ngợi khen Chúa!
Ban đầu, Thiên Chúa đặt người Ngài tạo nên trong một cái vườn, gọi là Vườn Địa Đàng. Trong vườn, Chúa ban phước cho con người. Chúa và con người hưởng thụ mối quan hệ thân thiết. Nhưng xảy ra một điều đã phá hủy phước hạnh và mối quan hệ giữa loài người và Thiên Chúa (Sáng Thế Ký 1:26 và 3:9).
Chữ Viên 園 là vườn cây, bao gồm chữ Thổ 土 (đất) + Khẩu 口(miệng, tiếng đếm người)+ Nhân 人 biến thể (người nam)+ Nữ女giản hóa (đàn bà) ở dưới chữ Thổ 土và Khẩu 口 袁 + Vi囗 (vườn có rào quanh). Như vậy chữ Viên 園 (vườn) hàm ý là trong một cái vườn 囗bằng đất 土 có hai người, một nam một nữ 人,女 (A-đam và Ê-va là cha mẹ đầu tiên của loài người). Chữ Hán thật là thú vị, phải không các bạn?
Mối tương giáo bị gẫy đổ vì tội lỗi đã xen vào phá hủy đi mối quan hệ giữa loài người và Thiên Chúa. Một đứa trẻ ở vào thời cổ Trung Quốc có thể hỏi rằng: “Người đầu tiên đến từ đâu?” Nếu tính từ Trung Quốc ngược về vị trí xuất phát thì vườn Ê-đen nằm ở hướng tây. Còn đối với Môi-se, lúc ông chép sách trong đồng vắng Si-na-i, thì vườn Ê-đen ở hướng đông. Phương tây 西 là hướng nơi người đầu tiên là A-đam có mối tương giao với Thiên Chúa. Câu trả lời này thật rõ ràng trong chữ Hán là chữ Tây 西.
Chữ Tây 西gồm có Nhất 一(một)+ Nhân 儿(người) + Khẩu 口(ở đây có nghĩa là một cái vườn có rào quan)Như vậy chữ Tây西 chứa đựng ý nghĩa một người一人 ở trong vườn口, (tức là A-đam). Hướng tây 西tính từ Trung Quốc là vườn Ê-đen.
Thiên Chúa nói rằng, Ngài đặt con người mà Ngài dựng nên trong một cái vườn ở về hướng đông 東 (tính từ đồng vắng Si-na-i, nếu tính từ Trung quốc thì vườn đó nằm về hướng tây 西).
Người đàn ông cần có một người đàn bà (Nữ 女). Thánh Kinh nói rằng, sau khi Chúa dựng nên người đàn ông và đặt trong vườn Ê-đen. Ngài bảo ông đặt tên cho các thú vật. Sau khi đặt tên cho các loài chim trời và các thú vật ngoài đồng, ông vẫn cần một người giống như ông để làm bạn.
Giê-hô-va Thiên Chúa phán rằng: Loài người ở một mình thì không tốt; Ta sẽ làm nên một kẻ giúp đỡ giống như nó.” (Sáng Thế Ký 2:18)
Chữ Tây 西 + Nữ 女 = Yếu 要nghĩa là cần, ước muốn. Chữ này hàm ý người đàn ông ở vườn hướng tây 西cần một người đàn bà 女. Đó là lý do các nhà chế ra chữ Hán chọn hai chữ tây西 và nữ女để chỉ ý nghĩa là muốn, cần đến. Trong chữ này có hai phần, người ở hướng tây 西 (A-đam) và người đàn bà 女 (Ê-va), hàm ý A-đam cần Ê-va làm bạn đời của mình.
Vậy là có hai người đầu tiên trên trái đất. Do đó chữ Nguyên 元có nghĩa là đầu tiên, trước hết có hàm ý này. Nguyên 元gồm có Nhị二(hai)+ Nhân儿 (người). Như vậy, ban đầu Thiên Chúa dựng nên chỉ có hai người 二儿trên mặt đất thôi.
Bây giờ đến câu chuyện tại vườn Ê-đen. Thánh Kinh nói rằng, Thiên Chúa dựng nên một cái vườn ở hướng đông và Ngài đặt con người ở đó. Ngài cho cây cối mọc lên trên đất, đẹp mắt và dùng làm đồ ăn. Ở giữa vườn có cây sự sống và cây biết điều thiện và điều ác. Thiên Chúa cấm hai ông bà không được ăn trái của cây biết điều thiện và điều ác.
Chữ Cấm 禁 (cấm đoán, không được làm điều gì) gồm 2 chữ hợp lại: Lâm 林 (nghĩa gốc là 2 cây) và chữ Thị 示 (báo cho biết, lệnh truyền). Chữ Cấm hàm ý Chúa có lệnh cấm 示liên quan đến một trong hai cây 林đặc biệt này.
Người Đàn Bà và Cây Trái Cấm
Thánh Kinh kể lại rằng:
1 Vả, trong các loài thú đồng mà Giê-hô-va Thiên Chúa đã làm nên, có con rắn là giống quỷ quyệt hơn hết. Rắn nói cùng người nữ rằng: Mà chi! Thiên Chúa há có phán dặn các ngươi không được phép ăn trái các cây trong vườn sao?
2 Người nữ đáp rằng: Chúng ta được ăn trái các cây trong vườn,
3 song về phần trái của cây mọc giữa vườn, Thiên Chúa có phán rằng: Hai ngươi chẳng nên ăn đến và cũng chẳng nên đá động đến, e khi hai ngươi phải chết chăng.
4 Rắn bèn nói với người nữ rằng: Hai ngươi chẳng chết đâu;
5 nhưng Thiên Chúa biết rằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mở ra, sẽ như Thiên Chúa, biết điều thiện và điều ác.
6 Người nữ thấy trái của cây đó bộ ăn ngon, lại đẹp mắt và quý vì để mở trí khôn, bèn hái ăn, rồi trao cho chồng đứng gần mình, chồng cũng ăn nữa.
7 Đoạn, mắt hai người đều mở ra, biết rằng mình lỏa lồ, bèn lấy lá cây vả đóng khố che thân.
8 Lối chiều, nghe tiếng Giê-hô-va Thiên Chúa đi ngang qua vườn, A-đam và vợ ẩn mình giữa bụi cây, để tránh mặt Giê-hô-va Thiên Chúa. (Sáng Thế Ký 3:1-8)
Chữ Lam 婪 nghĩa là tham lam, ước muốn, ham hố, ham ăn. Chữ này gồm chữ Lâm 林(2 cây)và chữ Nữ 女 (đàn bà) hợp thành. Chữ này hàm ý người đàn bà 女 (Ê-va) ở chỗ có hai cây 林ham ăn婪. Bạn thấy có phù hợp với câu chuyện ăn trái cấm không?
Ma quỷ đến cám dỗ bà Ê-va ăn trái cấm. Nói về Sa-tan thì có chữ Quỷ 鬼(ma quỷ, Sa-tan) gồm chữ Phiệt 丿(sự sống, cử động) + Điền 田(vườn) + Nhân儿 (người) + Tư 厶 (kín giấu, lén lút). Chữ Quỷ 鬼hàm ý có một người 儿có sự sống丿lén lút ẩn mình 厶ở trong vườn田đến cám dỗ bà Ê-va, đó là ma quỷ. Bạn xem có đúng ý nghĩa ám chỉ Satan không?
Chữ Ma 魔 cũng chỉ ma quỷ bao gồm chữ Nghiễm 广là bao phủ, che đậy, kín giấu + Lâm 林 (2 cây) +Quỷ 鬼(con quỷ) nằm ở dưới chữ Lâm林. Chữ Quỷ hàm ý con quỷ 鬼đến ẩn núp 广ở giữa hai cây trái cấm林đã cám đỗ bà Ê-va. Từ kép là Ma Quỷ 魔鬼thật là đúng ý nghĩa chỉ về Satan.
Chữ Khốn 困 là khó khăn, đau khổ; gồm chữ Vi 囗 (vườn bao quanh) và chữ Mộc 木 (cây). Hàm ý khi ông bà A-đam và Ê-va ăn trái cấm 木 thì sanh ra sự khó khăn, đau khổ giống như cây bị nhốt trong vòng vây 囗 không cựa quậy được.
Loài Người Đã Phạm Tội
Vì không vâng lời Thiên Chúa mà tổ tiên loài người đã phạm tội 罪. Chữ Tội 罪 (việc làm trái luật pháp) gồm chữ Tứ 四 (bốn) + Phi非 (điều trái lẽ phải, sai lầm). Chữ Tội 罪 hàm ý có bốn 四 điều sai lầm, nghịch lại lẽ thật 非của Thiên Chúa trong Sáng Thế ký chương 3.
  • Sai lầm thứ nhất: ma quỷ nói, “Thiên Chúa há có phán dặn các ngươi không được phép ăn trái các cây trong vườn sao?” Đây là lời dối trá của ma quỷ, vì Chúa nói:“các ngươi được tự do ăn mọi trái cây trong vườn; nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến, vì một mai ngươi ăn, chắc sẽ chết” (Sáng Thế Ký 2:17).
  • Sai lầm thứ hai của bà Ê-va khi bà trả lời con rắn rằng, “Chúng ta được ăn trái các cây trong vườn, song về phần trái của cây mọc giữa vườn, Thiên Chúa có phán rằng: Hai ngươi chẳng nên ăn đến và cũng chẳng nên đá động đến, e khi hai ngươi phải chết chăng. Nhưng thực ra Chúa chỉ cấm ăn, chứ không hề nói là “không được đá động đến” (Sáng Thế Ký 2:17).
  • Sai lầm thứ ba, con rắn nói, “hai ngươi chẳng chết đâu.” Điều đó là nói dối, không đúng sự thật (Sáng Thế Ký 3:4), vì Chúa phán với ông bà rằng,“một mai ngươi ăn, chắc sẽ chết“ (Sáng Thế Ký 2:17).
  • Sai lầm thứ tư, ma quỷ nói với bà Ê-va rằng,“nhưng Thiên Chúa biết rằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mở ra, sẽ như Thiên Chúa.” Mắt họ có mở ra để nhìn thấy tội lỗi và hậu quả của tội lỗi, nhưng họ đã không còn giống như Thiên Chúa.
Bốn điều sai lầm này đưa đến sự sa ngã của tổ tiên loài người. Vì thế chữ tội 罪 hàm ý có bốn điều 四nói trái 非với sự thật, dẫn đến sự không vâng lời Thiên Chúa của tổ tiên loài người.
Thật là thú vị phải không các bạn? Cách đây 4500 năm, người Trung Hoa thời cổ cũng có dính líu đến ma quỷ鬼 trong một cái vườn 田và giữa hai cây ăn trái林.
Sau khi phạm tội“mắt hai người đều mở ra, biết rằng mình lỏa lồ, bèn lấy lá cây vả đóng khố che thân.” (Sáng Thế Ký 3:7)
Chữ Lõa 倮 (trần truồng) gồm chữ Nhân人 (người) và chữ Quả 果 (trái cây) hợp lại. Chữ này hàm ý khi ông bà人ăn trái cấm果rồi thì biết mình lõa lồ 倮.
Chữ Lõa裸 này cũng có nghĩa là trần truồng nhưng viết hơi khác. Gồm chữ Y衣(quần áo) biến thể đứng ở bên trái 裸và chữ Quả 果(trái cây) ở bên phải. Chữ này hàm ý khi ông bà ăn trái cấm果 rồi mới biết mình không mặc quần áo裸, phải lấy lá cây vả làm khố che thân (lấy khố thay cho quần áo 衣).
Có lẽ, trước khi loài người phạm tội, sự vinh quang từ Thiên Chúa bao phủ con người nên sự trần truồng không bị lộ ra, không có sự hổ thẹn và không gợi ra những ý tưởng tà dâm.
Lối chiều, nghe tiếng Giê-hô-va Thiên Chúa đi ngang qua vườn, A-đam và vợ ẩn mình giữa bụi cây, để tránh mặt Giê-hô-va Thiên Chúa.” (Sáng Thế Ký 3:8)
Chữ Đóa 躲 (né tránh, ẩn mình) gồm chữ Thân 身 (mình, thân thể) + Nãi 乃 (bèn) + Mộc 木 (cây). Chữ Đóa 躲 hàm ý khi hai ông bà phạm tội rồi thì xấu hổ với Chúa bèn 乃trở thành cây 木, nghĩa là ẩn mình 身dưới bụi cây 木để tránh mặt Chúa 躲.
Chữ Quý 愧 (mắc cở, xấu hổ) gồm chữ Tâm 忄(tim, lòng) + Quỷ 鬼(quỷ quyệt, xấu xa). Chữ Quý 愧 hàm ý cảm thấy lòng mình 忄khi phạm tội thì xấu xa quá, có ma quỷ xúi giục 鬼nên mắc cở 愧 không dám nhìn mặt Chúa nữa 躲.
Hình Phạt Người Đàn Bà Phải Chịu Sau Khi Phạm Tội
Thánh Kinh nói, sau khi bà Ê-va ăn trái cấm rồi, Chúa phán với bà:“Ta sẽ thêm điều cực khổ bội phần trong cơn thai nghén; ngươi sẽ chịu đau đớn mỗi khi sanh con; sự dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng, và chồng sẽ cai trị ngươi.” (Sáng Thế Ký 3:16).
Chữ Sở 楚là khổ sở, đau đớn, gồm chữ Thất 疋 (một miếng) + Lâm林 (hai cây). Chữ Sở hàm ý bà Ê-va chỉ cắn có một miếng 疋trái cấm ở giữa hai cây 林mà phải chịu đau đớn khổ sở.
Hình Phạt của Người Đàn Ông với Cỏ Dại và Gai Gốc
Chúa phán với A-đam: “Vì ngươi nghe theo lời vợ mà ăn trái cây Ta đã dặn không nên ăn, vậy, đất sẽ bị rủa sả vì ngươi; trọn đời ngươi phải chịu khó nhọc mới có vật đất sanh ra mà ăn. Đất sẽ sanh chông gai và cây tật lê, và ngươi sẽ ăn rau của đồng ruộng; ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán mới có mà ăn, cho đến ngày nào ngươi trở về đất, là nơi mà có ngươi ra; vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi.” (Sáng Thế Ký 3:17-19)
Chữ Khổ 苦 là khổ sở, vất vả, gồm chữ Cổ 古 (xưa) ở dưới và chữ Thảo 艹 (cỏ dại) ở trên, hàm ý người đàn ông xưa 古làm cực khổ vì cỏ dại 艹gây trở ngại cho sự trồng trọt.
Kẻ Giết Người Đầu Tiên
Thiên Chúa cho A-đam và Ê-va sanh được hai người con trai. Con lớn là Ca-in làm nghề nông, con kế là A-bên làm nghề chăn chiên. Chúa chấp nhận đồ tế lễ của A-bên mà không chấp nhận đồ tế lễ của Ca-in. Ca-in nổi giận. Ông tấn công và giết chết A-bên, em của ông (Sáng Thế Ký 4:1-8).
Người anh đầu tiên trên đất hung dữ. Chữ Huynh兄 (anh cả) và chữ Hung兇 (dữ tợn) được phát âm giống nhau trong tiếng phổ thông Trung Quốc là “xiong” hàm ý tánh nết của người anh 兄là hung dữ兇. Chữ Hung có dấu “x” ở trên và ở trong 兇là cái dấu Chúa ghi trên mình người anh hung dữ 兇đã giết em mình, phòng khi có ai gặp ông thì ông khỏi bị giết (Sáng Thế Ký 4:14,15). Thật là phù hợp với Thánh Kinh! (Âm Hán Việt huynh 兄 là anh cả và hung 兇 là hung dữ, đọc khác nhau).
Tội Lỗi và Sự Cứu Chuộc của Chúa Giê-xu Ki-tô Trong Chữ Hán
Tội lỗi của loài người đã phân rẽ họ khỏi mối tương giao với Thiên Chúa. Nhưng Ngài mở ra một con đường để tạo lại mối giao hòa với Ngài qua của tế lễ.
Trong chữ Hán cổ của người Trung Hoa đã dự báo sự cứu chuộc của Chiên Con Thiên Chúa để loài người có thể nhận lấy lại sự công chính và ân sủng của Ngài (Sáng Thế Ký 4:4).
Chữ Ngã 我 (tôi) gồm chữ Thủ 手 (tay) bên trái và chữ Qua 戈 (cây giáo) giết con sinh tế mà thành chữ Ngã我(tôi). Chữ này hàm ý dùng tay 手lấy cây giáo 戈 đâm vào con chiên con 羔để dâng tế lễ. Từ chữ Ngã我 (tôi) sinh ra chữ Nghĩa 義 (việc nên làm, việc phải, bổn phận phải làm, công chính).
Chữ Nghĩa 義 gồm chữ chữ Cao 羔 (Chiên Con) nằm trên chữ Ngã 我 (tôi) = Nghĩa 義 (công bình, công chính). Chữ Nghĩa 義 hàm ý, nếu Chiên con 羔làm chủ cuộc đời tôi 我 thì tôi được xưng công bình 義.
Chữ Nghĩa cũng hàm ý, tay 手cầm cây giáo 戈giết con chiên con羔để dâng tế lễ cho Chúa thì được ơn tha tội và xưng công bình hay xưng nghĩa 義. Vào thời Cựu Ước, dùng con chiên làm của tế lễ chuộc tội là hình bóng Chiên Con Thiên Chúa sẽ chịu chết để làm của lễ chuộc tội cho thiên hạ.
Con sinh tế trong chữ Hán là Hy 犠 gồm Ngưu 牛(bò) + Cao 羔chiên con) + Tú秀 (tốt lành, không tì vết) + Qua 戈 (cây giáo). Chữ Hy 犠 hàm ý lấy con bò 牛và con chiên con 羔 không tì vết 秀giết 戈làm của lễ 犠dâng lên Thiên Chúa. Thật là kỳ diệu, cả một sự tế lễ trong Thánh Kinh bao gồm trong một chữ Hy犠. Ha-lê-lu-gia! Ngợi khen Chúa, vì Ngài đã mặc khải điều đó trong chữ Hán.
Ghi chú: Nhiều người Việt chưa hiểu rõ chữ Hán, hễ nghe nói đến chữ Dương thì họ thường hay dịch là “dê.” Đây là một sự sai lầm lớn, vì nếu chữ Dương đứng một mình thay vì từ kép Miên Dương绵羊 thì có nghĩa là con chiên hay con cừu hiền lành, nghĩa bóng chỉ người tốt, tín đồ trung tín. Còn nếu muốn nói đến “dê” thì phải dùng từ kép là Sơn Dương 山羊mới đúng, nghĩa bóng chỉ người xấu hay kẻ ác, kẻ giả hình, tín đồ bội đạo. Như vậy, chữ Dương đứng một mình phải hiểu là chiên hay cừu mới đúng. Cũng như chữ Ngưu thường người Việt ai cũng dịch là con trâu, nhưng thực ra đó là con bò. Nếu muốn nói đến con trâu, phải nói là Thủy Ngưu 水牛 mới đúng. Tôi nghĩ sự hiểu lầm này là do ảnh hưởng của sách Tam Thiên Tự mà ngày xưa ông cha Việt Nam đã đặt ra sách này có vần điệu để học cho dễ nhớ nghĩa chữ Hán mà thôi (Ngưu trâu, Mã ngựa, Khuyển chó, Dương dê…)
Một chữ Nghĩa 義viết theo lối giản thể (thể viết tắt) là 义 (công chính) mang hình dáng thập tự giá 十có giọt máu ở trên义tượng trưng cho huyết báu của Chúa Giê-xu đã đổ ra trên thập tự giá, chuộc tội cho chúng ta. Nếu ai tiếp nhận Ngài thì được ơn tha tội và xưng công bình hay xưng nghĩa义. Thật là diệu kỳ thay ! Ha-lê-lu-gia! Ngợi khen Chúa!
Đại Hồng Thủy 大洪水 (Nạn Lụt Lớn)
Trong trận đại hồng thủy, chỉ có tám người sống sót trên mặt đất. Đó là Nô-ê, vợ ông, ba người con trai, và ba người vợ của ba người con.
Thánh Kinh chép:
11 Thế gian bấy giờ đều bại hoại trước mặt Thiên Chúa và đầy dẫy sự hung ác.
12 Nầy, Thiên Chúa nhìn xem thế gian, thấy điều bại hoại, vì hết thảy xác thịt làm cho đường mình trên đất phải bại hoại.
13 Thiên Chúa bèn phán cùng Nô-ê rằng: Kỳ cuối cùng của mọi xác thịt đã đưa đến trước mặt Ta; vì cớ loài người mà đất phải đầy dẫy điều hung hăng; vậy, Ta sẽ diệt trừ họ cùng đất.
14 Ngươi hãy đóng một chiếc tàu bằng cây gô-phe, đóng có từng phòng, rồi trét chai bề trong cùng bề ngoài.
15 Vậy, hãy làm theo thế nầy: Bề dài tàu ba trăm thước, bề ngang năm mươi thước, bề cao ba mươi thước.
16 Trên tàu ngươi sẽ làm một cửa sổ, bề cao một thước, và chừa một cửa bên hông; ngươi sẽ làm một từng dưới, một từng giữa và một từng trên.
17 Còn Ta đây, Ta sẽ dẫn nước lụt khắp trên mặt đất, đặng tuyệt diệt các xác thịt có sanh khí ở dưới trời; hết thảy vật chi ở trên mặt đất đều sẽ chết hết.
8 Nhưng Ta sẽ lập giao ước cùng ngươi, rồi ngươi và vợ, các con và các dâu của ngươi, đều hãy vào tàu. (Sáng Thế Ký 6:11-18)
Chữ chỉ con tàu trong chữ Hán có phải là loại tàu lớn đi biển không? Chữ Thuyền 船 (tàu) bao gồm các chữ Châu 舟 (tàu) + Bát 八 (tám) + Khẩu口 (chữ đếm người, bát khẩu 八口là tám người). Chữ này hàm ý có 8 người 八口trong con tàu Nô-ê. 舟Thật là lạ lùng! Rất phù hợp với chuyện đại hồng thủy!
Chữ Cộng共 (tổng số) cũng có ý nghĩa là tám người. Chữ này gồm chữ Bát 八(tám) nằm ở dưới chữ Củng 廾(hợp lại). Chữ này hàm ý dân số lúc đó chỉ có 8 người 八口hợp lại 廾sống sót sau nạn lụt thôi. Càng nghiên cứu càng thấy thú vị, nhất là nếu bạn biết được chữ Hán và lối chiết tự của nó.
Chữ Hồng 洪 (lụt) được cấu tạo bởi chữ Bát 八(tám), chữ Củng 廾 (hợp lại) và chữ Thủy水 (nuớc) được giản hóa nằm bên trái chữ Hồng 洪có ba giọt nước. Chữ Hồng hàm ý ở trong nước lụt 洪chỉ còn có 8 người 八tất cả 廾thôi. Ôi! Thật là diệu kỳ!
Có lẽ, bạn sẽ tự hỏi tại sao người Trung Hoa lại biết được những điều này vào lúc Thánh Kinh chưa hề có? Thật là kỳ lạ phải không các bạn?
Các bạn nên nhớ rằng, trong lịch sử và mọi điều thông thường được biết đến thì người ta dùng chữ viết để ghi nhớ lấy về sau, kẻo quên. Câu chuyện lịch sử được truyền khẩu từ miệng 8 người được sống sót sau trận đại hồng thủy.
Chữ Diên 沿có nghĩa là truyền xuống đời sau để tiếp tục nhớ. Chữ này gồm có chữ Thủy 水(nước) giản thể thành 3 giọt nước nằm bên trái, bên phải có bát khẩu 八口là tám người trong nạn lụt 水. Chữ này hàm ý sau nạn lụt 洪có tám người 八口sống sót trên mặt đất đã truyền miệng 沿cho con cháu câu chuyện đã xảy ra.
Tôi tin rằng những nhà sáng chế ra chữ Hán có Thiên Chúa thần cảm nên họ đã làm được điều này. Thiên Chúa đã là Thiên Chúa của người Trung Hoa từ thời cổ đại. Ha-lê-lu-gia! Ngợi khen Chúa!
Kết Luận
Dựa theo chứng cứ trên, chúng tôi tin rằng, người sáng chế ra chữ Hán được thần cảm, đã nhận biết Thiên Chúa của Thánh Kinh, vì thế, Thiên Chúa thực hữu và Thánh Kinh có thật. Chúng tôi cũng tin rằng có người đã truyền khẩu những tin tức lịch sử này cho mọi dân tộc để được ghi chép lại trong Thánh Kinh.
Chúng tôi kêu gọi các bạn (nói tiếng Anh) hãy ghi tên vào Trường Thánh Kinh Thế Giới (WBS) [3] để học miễn phí, hầu nghiên cứu chứng cớ của Thiên Chúa trong Thánh Kinh và lịch sử của Ngài. Còn các bạn người Việt nào nếu sau khi đọc tài liệu này tin Thiên Chúa là thực hữu và Thánh Kinh có thật thì mời các bạn hãy tin nhận Chúa để nhận được sự cứu rỗi linh hồn và bước vào sự sống đời đời với Chúa ngay sau khi bạn qua đời. Tin Lành là Thiên Chúa đã sai Con Một của Ngài là Chúa Giê-xu xuống thế làm người để chịu chết thay cho tội lỗi của bạn. Bạn chỉ cần tiếp nhận Chúa Giê-xu Ki-tô vào lòng bạn để Ngài làm Cứu Chúa và làm chủ cuộc đời bạn thì bạn sẽ được ơn tha tội và được sự sống đời đời. Danh từ “Giê-xu” có nghĩa là: “Đấng Tự Có và Còn Đến Mãi Mãi là Đấng Cứu Rỗi.” Danh từ “Ki-tô” có nghĩa là “Đấng Được Xức Dầu,” với ý nghĩa Chúa Giê-xu được Đức Chúa Trời xức dầu (một nghi thức phong chức thời xưa) để làm thầy tế lễ, dâng chính mạng sống mình làm tế lễ chuộc tội cho nhân loại.
Kính mời các hãy ghé lại trang web: www.timhieutinlanh.com để tìm hiểu thêm về sự cứu rỗi ra khỏi tội lỗi và sự chết mà Đức Chúa Trời đã ban cho nhân loại. Cám ơn các bạn đã đọc tài liệu này.
Chuyển Ngữ và Diễn Giải: Mã Thiên Ân
Chú Thích:
[1] Xem bài “Về Danh Xưng Thượng Đế” tại đây: http://www.timhieutinlanh.com/danh-xung-thuong-de/